Interview: Đam mê là chìa khóa thành công cho nghề lập trình viên – Phỏng vấn Hoàng Vũ Tuấn Anh

Mấy hôm trước tôi có trả lời phỏng vấn qua email bạn Hồ Sỹ Hùng ở blog Vinacode. Dưới đây là nội dung đầy đủ (bê nguyên từ đây)

“…muốn theo đổi ngành CNTT nói riêng và bất kỳ ngành nào nói chung, điều quan trọng nhất vẫn là đam mê. Không có đam mê mà chỉ làm việc vì cơm áo gạo tiền thì không “sướng”, và khi đã không “sướng” thì đến một lúc nào đó sẽ cảm thấy nhàm chán. Chỉ có theo đuổi đam mê thì công việc mới bền lâu được…” ~ Hoàng Vũ Tuấn Anh

Đọc bài phỏng vấn của blog Vinacode với anh Hoàng Vũ Tuấn Anh, nguyên là Kỹ Sư Tài Năng khoa CNTT trường Đại học BKHN, để nghe anh chia sẻ về:

Anh có thể giới thiệu với độc giả blog Vinacode đôi chút về background IT của mình?

Mình là sinh viên khoá K50 lớp KSTN CNTT trường Đại học BKHN. Trước khi vào đại học mình đã từng mày mò làm forum cho lớp cấp 3. Hồi đó chưa có blog và phong trào forum thì vẫn rất sôi nổi. Mình bắt đầu học lập trình web từ trang manguon.com, lúc đó còn chạy ASP. Khi vào đại học thì mình cũng ít làm web hơn mà chuyển sang lập trình hệ thống và mày mò cấu hình server. Năm thứ 4 mình xin làm việc part-time ở công tyCazoodle rồi chuyển thành full-time sau khi ra trường.

Được biết ngay trong năm đầu tiên tham gia làm freelancer thì anh đã hoàn thành hơn 100 dự án và lọt vào top 9 freelancer người Việt tại trang freelancer.com. Vậy anh có thể chia sẻ một vài bí quyết để có thể bid được nhiều dự án như vậy?

Hồi đó là cuối năm 2010 đầu năm 2011, khi mà Freelancer vẫn còn chưa được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, và trang Freelancer.com chưa lớn mạnh như bây giờ. Dự án đầu tiên mình làm là dịch ngược file PHP bị mã hoá. Lúc đó vì mình chưa có review gì nên phải giải mã thử 1 file cho họ xem trước rồi mới được họ chấp nhận. Những dự án tiếp theo mình cũng tiếp tục làm như vậy. Dưới đây là một số kinh nghiệm:

Trong quá trình làm freelancer thì theo anh kỹ năng hoặc ngôn ngữ lập trình nào mà người ta hay thuê nhất trên các trang freelance? Nếu một bạn trẻ muốn theo đuổi nghề này lâu dài thì có những mặt thuận lợi và khó khăn gì thưa anh?

Theo kinh nghiệm của mình thì PHP và WordPress là những project phổ biến nhất. Thỉnh thoảng mình cũng bid những project liên quan đến các PHP framework như CakePHP, Smarty, Magento.

Mình không có kinh nghiệm làm việc này lâu dài vì mình quit khi còn khá sớm nhưng dưới đây là những thuận lợi và khó khăn của nghề này theo quan điểm của mình:

Thuận lợi:

Khó khăn:

Tùy vào quỹ thời gian hiện có mà bạn có thể tìm những dự án nhanh, làm được ngay hoặc theo đuổi những dự án lớn từ đầu đến cuối. Mình thường làm những dự án nhỏ vì quỹ thời gian của mình không có nhiều.

Đang thành công với công việc freelancer thì anh thôi không làm nữa và chuyển account cho người khác quản lý? Anh có thể giải thích về quyết định này của mình?

Vào khoảng đầu năm 2012 mình nhận được tin trúng học bổng tiến sỹ ở Hoa Kỳ. Vì mình biết công việc nghiên cứu sinh sẽ rất vất vả, và mình cũng muốn dành thời gian xử lý xong công việc ở công ty và dành thời gian cho gia đình nên mình quyết định giảm dần và cuối cùng là dừng hẳn công việc Freelancer. Tài khoản hiện tại do một người bạn của mình quản lý, và theo mình biết thì vẫn phát triển tốt.

Hiện đang nghiên cứu làm luận án tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Vậy anh có thể chia sẻ một số hướng để các bạn trẻ tài năng có thể xin được học bổng như anh? Anh hãy so sánh giữa đi theo quỹ VEF và tự do thì có những ưu và nhược điểm gì?*

Mình bắt đầu tìm hiểu về học bổng tiến sĩ Hoa Kỳ vào năm thứ 4, 5 đại học. Mình có viết một số bài chia sẻ kinh nghiệm tìm và phỏng vấn học bổng trên blog cá nhân. Theo quan điểm của mình thì đi tự do hoặc theo diện VEF đều có những mặt ưu và nhược điểm riêng, tuỳ vào tình hình và mục tiêu của từng người để lựa chọn cho chính xác. Đáng tiếc là quỹ VEF sắp sửa ngừng hoạt động vì hết tiền dự án, nên bạn nào có ý định đi du học thì nên cân nhắc ngay.

Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại để làm luận án Tiến Sĩ của anh tại Hoa Kỳ là gì? Anh có thể chia sẻ về tiềm năng ứng dụng của hướng nghiên cứu này trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng?

Mình mới đang học năm thứ 3 nên cũng chưa có định hướng rõ ràng cho thesis (luận án). Chuyên ngành nghiên cứu của mình là data management nói chung, bao gồm thu thập, trích xuất, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Một ứng dụng rất đơn giản là thu thập và phân tích ý kiến của cư dân mạng trên các phương tiện social media về một chủ đề nào đó một cách tự động, nhanh chóng và chính xác. Tiềm năng ứng dụng thực tiễn của những nghiên cứu này là rất lớn.

Nếu được đưa ra một lời khuyên cho các bạn trẻ đang theo đuổi ngành CNTT thì anh sẽ nói gì?

Theo mình thì muốn theo đổi ngành CNTT nói riêng và bất kỳ ngành nào nói chung, điều quan trọng nhất vẫn là đam mê. Không có đam mê mà chỉ làm việc vì cơm áo gạo tiền thì không “sướng”, và khi đã không “sướng” thì đến một lúc nào đó sẽ cảm thấy nhàm chán. Chỉ có theo đuổi đam mê thì công việc mới bền lâu được.

Cảm ơn anh đã tham gia phỏng vấn và cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho độc giả của VinaCode. Chúc anh thành công với các kế hoạch sắp tới.

Cảm ơn VinaCode.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết rất hữu ích của anh Hoàng Vũ Tuấn Anh về những kinh nghiệm làm freelancer cũng như xin học bổng tiến sĩ trên blog cá nhân hvtuananh.com, hoặc có thể liên hệ với anh qua Google+, Facebook, Twitter, LinkedIn hay qua emailhvtuananh[at]gmail.com

Bạn có đã, đang hoặc sẽ tham gia công việc freelancer hay không? Hay bạn đang có dự định xin học bổng làm tiến sĩ tại Hoa Kỳ trong tương lai? Hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận tại phần bình luận phía dưới nhé!

* VEF (Vietnam Education Foundation) được Quốc hội Mỹ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000. Hoạt động trao đổi giáo dục của VEF tập trung vào các ngành khoa học, kỹ thuật, toán học, y tế và công nghệ và được thực hiện thông qua 3 chương trình: Chương trình học bổng – đưa công dân VN sang Mỹ học chương trình sau ĐH; Chương trình học giả – tài trợ công dân VN đã có bằng tiến sĩ phát triển chuyên môn tại các trường hàng đầu của Mỹ; Chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại VN.